SpStinet - vwpChiTiet

 

Phát triển cây lương thực của người nghèo


 

Đa dụng lại rất dễ trồng, là cây lương thực chủ yếu ở nhiều châu lục và nay là loại cây dùng trong công nghiệp nên sắn (khoai mì) rất được quan tâm phát triển.



Xu thế sản lượng luôn tăng


Sắn là loại cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển, sản lượng hàng năm trên thế giới khoảng hơn 200 triệu tấn. Năm 2013, sắn tiếp tục được mở rộng sản xuất. Ở châu Phi sắn là cây xóa đói giảm nghèo, là loại cây chiến lược đảm bảo nguồn lương thực. Ở châu Á, sản lượng sắn biến động tùy vào tỉ lệ phát triển giữa sắn và bắp, vào sản xuất thức ăn gia súc và ethanol. Trung Quốc đã đẩy mạnh sản xuất ethanol từ sắn, năm 2008 đạt sản lượng một triệu tấn ethanol. Thái Lan đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất ethanol từ sắn. Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5%, bắt đầu từ năm 2010. Các nước như Lào, Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng đang nghiên cứu thử nghiệm sản xuất ethanol từ sắn.


Từ năm 1980 đến 2011, sản lượng sắn thế giới đã tăng gấp đôi, từ 124 triệu tấn lên 252 triệu tấn, mức tăng trưởng chỉ sau bắp. Châu Phi là khu vực có sản lượng sắn cao nhất, kế đến là châu Á và Mỹ La Tinh. Năm 2010, Nigeria là nước đứng đầu về sản lượng, kế đến là Brazil và Indonesia. Đến 2012, sản lượng sắn Nigeria vẫn giữ vững vị trí quán quân, chiếm đến 18% sản lượng thế giới, Thái Lan vượt lên đứng thứ nhì: 10% và thứ ba là Indonesia: 9%, Brazil xuống hạng tư: 8%
 

Diện tích, năng suất và sản lượng sắn thế giới, năm 1995 – 2011


Nguồn: Trần Công Khanh, tổng hợp từ FAOSTAT.

 

 

 

Phát triển sản lượng sắn so với các loại cây lương thực khác trên thế giới, từ năm 1980-2011

 

Ghi chú: Chỉ số năm 1980 = 100

Nguồn: Save and grow: Cassava A guide to sustainable production intensification, Tổ chức Lương nông thế giới (Food Argriculture Organization- FAO), 2013.


 

Sản lượng sắn theo châu lục, năm 2006-2011
 

Nguồn: FAO

 


Các nước dẫn đầu sản lượng sắn trên thế giới, năm 2010


Ghi chú: DRC: Cộng hòa Dân chủ Congo (République Démocratique du Congo)

Nguồn: Ghana Investment Promotion Center;The Business case for investing in Dutch agricultural development and trading company expansion into Ghana.

 

 

Tỷ lệ sản lượng sắn các nước trên thế giới, 2012


Nguồn: FAO

 


Xuất nhập sắn trên thế giới


Các nước dẫn đầu xuất khẩu sắn là Thái lan, Việt Nam, Costa Rica, Indonesia, Netherland… Năm 2011, Thái Lan xuất khẩu khoảng 7,4 triệu tấn (quy ra lượng sắn lát tương đương), chiếm 80% lượng sắn xuất khẩu thế giới, kế đến là Việt Nam, chỉ chiếm 10%.


Trung Quốc là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới, khoảng 6 triệu tấn mỗi năm chiếm hơn 80% lượng sắn nhập khẩu toàn cầu, là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ethanol. kể đến là Hàn Quốc, Nhật, Indonesia,...


Lượng xuất khẩu sắn của thế giới và một số nước, 2008-2011


Nguồn: FAO

 


Các nước dẫn đầu xuất khẩu sắn khô, năm 2008


Nguồn: Tin Maung Aye, International Center for Tropical Agriculture; Challenges and Opportunities for Enhancing Sustainable Cassava Production in Asia, 2011.



 

Các nước dẫn đầu xuất khẩu bột sắn, năm 2008

 

Nguồn: Tin Maung Aye, International Center for Tropical Agriculture; Challenges and Opportunities for Enhancing Sustainable Cassava Production in Asia, 2011.

 


Các nước dẫn đầu nhập khẩu sắn khô, năm 2008


Nguồn: Tin Maung Aye, International Center for Tropical Agriculture; Challenges and Opportunities for Enhancing Sustainable Cassava Production in Asia, 2011.



Các nước dẫn đầu nhập khẩu bột sắn, năm 2008


Nguồn: Tin Maung Aye, International Center for Tropical Agriculture; Challenges and Opportunities for Enhancing Sustainable Cassava Production in Asia, 2011.



Sản xuất và xuất khẩu sắn ở Việt Nam


Cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Tính đến 2012, Việt Nam có 550,6 ha trồng sắn, sản lượng đạt 9,7 triệu tấn. Sắn được canh tác ở hầu hết các tỉnh. Diện tích trồng sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn lớn thứ hai của cả nước, tập trung chủ yếu ở bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông. Trồng sắn đạt năng suất cao là vùng Đông Nam Bộ (25,9 tấn/ha), trong khi năng suất bình quân của cả nước là 17,7 tấn/ha. Năng suất trồng sắn ở Việt Nam được cải thiện đáng kể (năm 1961 khoảng hơn 7 tấn/ha, chỉ bằng phân nữa Thái Lan), theo FAO, năm 2009, năng suất sắn bình quân ở các nước dẫn đầu sản lượng trên thế giới là: Nigeria: 11,79 tấn/ha, Brazil: 13,84 tấn/ha, Thái Lan: 21,6 tấn/ha.  

 

Phát triển diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam

Nguồn: Trần Công Khanh, Niên giám thống kê, asiacreative.vn

 

 

Trồng sắn theo khu vực, năm 2012

Nguồn: asiacreative.vn

 

Ở Việt Nam, 70% sản lượng sắn và tinh bột được xuất khẩu, 30% tiêu thụ nội địa. Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan và đã có mặt ở các quốc gia trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Nhật, Úc…, và các nước châu Âu như Nga, các nước EU. Năm 2012, Việt Nam xuất hơn 4,2 triệu tấn, trị giá 1,35 tỉ USD, tăng hơn 57% về lượng và gần 41% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan.
 

Trong 5 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất khẩu gần 2 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn với giá trị hơn 600 triệu USD, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2012. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu sắn lát và củ tươi sang Trung Quốc giảm mạnh (24,6%) nhưng xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng gấp đôi; xuất khẩu tinh bột sắn giảm nhẹ do thị trường Indonesia và Philippines giảm mạnh (giảm lần lượt 87,7% và 17,7% so với cùng kỳ năm trước) dù có tăng trưởng nhẹ ở thị trường Trung Quốc và Đài Loan.
 

Giá trị xuất khẩu sắn lát/sắn củ tươi của Việt Nam theo thị trường
(Trong 5 tháng 2013 so với cùng kỳ từ 2010-2013)

Nguồn: AgroMonitor.



Giá trị xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam theo thị trường

(Trong 5 tháng 2013 so với cùng kỳ từ 2010-2013)

 

*UAE: Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất còn gọi là Emirates

Nguồn: AgroMonitor.


Từ năm 2010 đến nay, giá sắn lát ở Việt Nam dao động từ 4.000 đ đến hơn 6.000 đ/kg, cao nhất khoảng giữa năm 2011. Giá sắn biến động theo mùa vụ, phẩm chất, theo vùng và thị trường nhập khẩu sắn và các phẩm sắn của Việt Nam, có tác động mạnh là thị trường Trung Quốc. Hiện với hơn 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn đạt tiêu chuẩn thế giới, nếu Việt Nam mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm sắn hy vọng sẽ đạt 2 tỉ USD/năm và có mức giá thu mua ổn định cho người trồng sắn. 
 

Giá mua sắn lát tại Đồng Nai, Bình Dương theo tuần, từ năm 2010-2012

 

Giá mua sắn lát tại Đồng Nai, Bình Dương của doanh nghiệp theo tuần, 2010-2012 (đồng/kg)

Nguồn: Agromonitor



Giá củ sắn tươi của Việt Nam và các nước Đông Nam Á, tháng 7/2011


Nguồn: Tin Maung Aye, International Center for Tropical Agriculture; Challenges and Opportunities for Enhancing Sustainable Cassava Production in Asia, 2011.

 


Biến động giá sắn trên thế giới, từ T10/2009- T10/2012


Nguồn: FAO


 

VŨ TRUNG, STINFO Số 10/2013

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả