Công nghiệp mía đường.
Mía đường ở Việt Nam.
Ngành mía đường thế giới phát triển từ thế kỷ thứ 16. Sản lượng đường toàn cầu phát triển nhanh theo nhu cầu tiêu thụ, đầu những năm cách mạng công nghiệp (1750-1830) khoảng 820 ngàn tấn/năm, trước thế chiến thứ nhất (1914-1918) khoảng 18 triệu tấn/năm, đến nay đạt trên 170 triệu tấn/năm (Bảng 1). Vụ đường 2012/2013 được dự báo 174 triệu tấn, lượng tiêu thụ toàn cầu là 163 triệu tấn.
Đường được sản xuất tại hơn 100 nước, trên 70% tiêu thụ nội địa. Ba nước xuất khẩu đường chủ yếu là Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, chiếm 50% sản lượng và 56% xuất khẩu của thế giới (Bảng 2).
Bình quân tiêu thụ đường của hai nước đông dân nhất hành tinh còn ở mức rất thấp: Trung Quốc: 7 kg/người/năm và người Ấn Độ 17 kg/người/năm, trong khi đó tiêu thụ nhiều đường nhất thế giới là người Cuba: 61 kg/người/năm, kế đến là Úc: 61 kg/người/năm và Brazil: 56 kg/người/năm (Bảng 2). Dự báo ngành đường Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước. Brazil, Thái Lan, Úc, Nam Phi sẽ mở rộng xuất khẩu, trong khi Cuba và Mexico sẽ giảm lượng xuất khẩu. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản.
Không nằm trong các nước lớn về sản xuất và xuất khẩu đường, nhưng là các nước có năng suất mía cao nhất thế giới là Peru: 123 tấn/ha, Colombia: 120 tấn/ha, Nicaragua: 102,4 tấn/ha (Bảng 3).
Phụ thuộc nhiều vào mùa vụ và chính sách của mỗi quốc gia nên giá đường thế giới luôn biến động. Cuối năm 2005 đến đầu 2006, giá đường thế giới tăng từ 0,12 USD/1lb (= 0,454gr) lên 0,18 USD/1lb do gia tăng lượng đường dùng để sản xuất ethanol ở Brazil; giá đường lại giảm còn 0,11 USD/1lb vào đầu 2007 do gia tăng sản lượng ở các nước xuất khẩu; và vì thời tiết xấu tác động đến vụ mùa cộng lượng dự trữ của các nước giảm đã đẩy giá đường tăng cao 0,27 USD/1lb năm 2010, lên đến 0,32 USD/1lb năm 2011. Dự báo giá đường từ nay đến 2014 giá sẽ giảm nhiều do sản lượng tăng nhiều hơn tiêu thụ (BĐ 1 và BĐ 2, Bảng 4).
Hiện nay, Brazil và Ấn Độ là hai nước đứng đầu thị trường đường, ethanol và điện từ mía đường. 60% mía đường của Brazil được sản xuất ethanol. Đáng chú ý là công nghiệp đường sẽ bị tác động nhiều bởi giá dầu do Brazil, nước xuất khẩu đường hàng đầu gia tăng sản xuất ethanol từ mía đường.
Vũ Trung, STINFO Số 11/2012