Trong thập niên trở lại đây, trẻ em được quan tâm chăm sóc nhiều hơn dù ở nước giàu hay nghèo. Nhiều chương trình của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và các quốc gia dành cho trẻ được quan tâm thực hiện với mục tiêu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, thế nhưng số lượng trẻ bị còi cọc còn không ít, nhất là ở các quốc gia kém phát triển.
Cân, đo là những động tác đầu tiên dành cho bé mới chào đời, bởi trọng lượng và chiều cao lúc mới sinh là hai thông số nền tảng đánh dấu khả năng phát triển, là cơ sở để có chế độ chăm sóc phù hợp cho sự tồn tại và phát triển của một con người. Trẻ sơ sinh thiếu cân (nhẹ hơn 2,5 kg khi mới sinh) lớn lên thường có chỉ số thông minh kém hơn trẻ đủ cân. Trẻ sinh non nhẹ cân dưới 1.500 g có tỷ lệ phát triển thần kinh bất thường, chậm phát triển tâm thần nhiều hơn trẻ đủ cân.
Phát triển 5 năm đầu của đời người rất quan trọng, nếu không được chăm sóc tốt và bị thiếu dinh dưỡng trong quãng thời gian này, trẻ có thể mãi mãi bị còi cọc và trí tuệ kém phát triển, cả đời người thường bị bệnh tật, tuổi đi học hay đi làm đều thua kém bạn bè.
Ở lứa tuổi học đường, trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn - vận động, mức độ đọc – hiểu thấp hơn trẻ đủ cân. Các vấn đề về cư xử như kích động, kém phối hợp động tác, khó tập trung thường gặp hơn ở trẻ nhẹ cân.
Trong báo cáo của UNICEF công bố tháng 4/2003 đã nêu lên thực trạng đa số trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước nghèo bị thiếu dinh dưỡng và khuyến cáo chúng ta phải hành động để 5 năm đầu đời của tất cả các bé trên hành tinh chúng ta đều được phát triển tốt. Theo ước tính mới nhất của UNICEF, có khoảng 165 triệu (chiếm 26%) trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới bị còi cọc trong năm 2011. Hơn 90% trẻ em bị còi cọc trên thế giới sống ở châu Phi và châu Á.
5 quốc gia chiếm hơn nửa trẻ sơ sinh thiếu cân trên toàn cầu
Tỷ lệ trẻ sơ sinh thiếu cân theo khu vực
Trẻ sơ sinh thiếu cân chiếm tỷ trọng cao ở Nam Á
20 quốc gia có tỷ lệ cao trẻ dưới 5 tuổi thiếu chiều cao
Timor Leste, Burundi, Niger là ba nước có tỷ lệ trẻ thiếu cân cao
Trẻ nghèo sống vùng nông thôn thường thiếu chiều cao nhiều hơn
Trẻ em vùng nông thôn Nam Á có tỷ lệ thiếu chiều cao rất cao
Xếp hạng các quốc gia có nhiều trẻ bị thiếu chiều cao, năm 2011
Trẻ em dưới 5 tuổi ở châu Phi và châu Á chiếm phần lớn tỷ lệ trẻ bị thiếu chiều cao. Từ quốc gia đầu tiên đến quốc gia thứ 14 chiếm đến 80 % trẻ thiếu chiều cao trên thế giới. Ba nước dẫn đầu số lượng trẻ thiếu chiều cao là Ấn Độ, Nigeria và Trung Quốc. Việt Nam xếp thứ 17.
Tỷ lệ trẻ thiếu chiều cao giảm theo khu vực (1990-2011)
Ghi chú: CIS (Commonwealth of Independent States - Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) là các quốc gia thành viên cũ của Liên bang Xô viết, đã lần lượt tách ra để trở thành các nước độc lập.
Kể từ năm 1990 đến 2011, tỷ lệ trẻ em thiếu cân đã giảm. Tuy nhiên trẻ em trong các gia đình nghèo ở nông thôn, tỉ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn nhiều.
10 nước có nhiều trẻ bị thiếu cân
Trẻ em thiếu cân thường phải đối mặt hiểm họa tử vong. Toàn cầu năm 2011 có 52 triệu trẻ dưới 5 tuổi thiếu cân, tỉ lệ này cao nhất ở Nam Á. Ấn Độ là nước có nhiều trẻ thiếu cân nhất.
Xu hướng phát triển của trẻ em trên toàn cầu
Trẻ thiếu chiều cao
Trẻ béo phì
Trẻ em dưới 5 tuổi thiếu chiều cao có xu hướng giảm và trẻ béo phì có xu hướng tăng.
(Ghi chú: số liệu trong bài dựa Theo nguồn United Nations Children’s Fund (UNICEF), Improving child nutrition, Tháng 4/2013)
Anh Tùng, STINFO Số 6/2013