SpStinet - vwpChiTiet

 

Mía đường ở Việt Nam

 Công nghiệp mía đường.
 Điểm qua ngành mía đường thế giới.

Mía đường ở Việt Nam có từ rất lâu, nhưng công nghiệp mía đường mới phát triển những năm 1990. Sản xuất mía đường có tính thời vụ, thu hoạch và sản xuất trong khoảng 5 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Đường còn lại trong vụ mùa sẽ được tồn kho và bán dần trong các tháng còn lại, vì thế nên chí phí tồn trữ cao.
 

Dù khoảng cách đã được rút ngắn nhưng năng suất mía Việt Nam bình quân chỉ 60 tấn/ha, vẫn thấp hơn bình quân thế giới: 70 tấn/ha (BĐ 1) và chất lượng kém hơn. Hiệu suất đường của Việt Nam là 4-5 tấn đường/ha, trong khi Thái Lan 7-8 tấn/ha, Brazil 9-21 tấn/ha.

 

Năng suất và chất lượng mía còn thấp, thời gian sinh trưởng dài và bị cạnh tranh bởi các loại cây trồng khác, giá thu mua mía bấp bênh là các nguyên nhân dẫn đến diện tích trồng mía bị thu hẹp (BĐ 2). Diện tích trồng mía ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ giảm nhiều nhất (BĐ 3). Thêm vào đó, vùng nguyên liệu mía thường xa nhà máy đường đã ảnh hưởng đến hiệu quả thu đường. Công nghệ thiết bị đa số còn lạc hậu, đồng thời chưa tận dụng hết ưu thế đa dụng của mía để sản xuất thêm nhiều sản phẩm phụ trợ khác để giảm giá thành nên giá đường sản xuất ở Việt Nam khá cao, luôn hơn giá trung bình thế giới khoảng 100 USD/tấn (BĐ 4). Đáng lưu ý là trong cơ cấu giá thành, giá vốn nguyên liệu đầu vào chiếm phần lớn từ khoảng 63% đến 90% tùy vào các nhà máy, các loại chi phí quản lý, bán hàng, tài chính chiếm tỉ trọng rất thấp (BĐ 5).

 


Nhu cầu tiêu thụ đường trên đầu người bình quân (kg/người/năm) trên thế giới là 30, Mỹ: 45,5, Brazil: 58, Ấn Độ: 20, Trung Quốc: 11, Việt Nam: 15. Mức tăng trưởng tiêu thụ đường của người Việt Nam được dự báo 2,7%/năm. Mùa vụ 2012/2013, dự báo cả nước sẽ sản xuất gần 1,6 triệu tấn đường, mức tiêu thụ khoảng 1,4 triệu tấn, lượng đường tồn kho sẽ lên đến 749.000 tấn nhưng có 26 doanh nghiệp đề nghị Bộ Công thương cấp quota nhập khẩu 388.855 tấn đường, lý do được đưa ra là do giá rẻ, nguồn ổn định và chất lượng tốt hơn đường nội địa!.


 

Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người Việt Nam thấp hơn so với mức trung bình thế giới là tiềm năng để tăng trưởng của ngành mía đường Việt Nam. Và dù sản lượng đáp ứng được nhu cầu nhưng giá thành cao là rào cản, là lý do để các doanh nghiệp tiêu thụ đường hướng đến nguồn cung từ nước ngoài, gây khó khăn không nhỏ cho sự phát triển của ngành mía đường Việt Nam.


 

Vũ Trung, STINFO Số 11/2012


Xem thêm:

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả