Theo một báo cáo khảo sát và đánh giá của Grand View Research (Mỹ), các sản phẩm phụ gia - hóa chất xây dựng trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng dần đều hàng năm (từ 2013 - 2024) nhờ sự phát triển và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở các nước. Mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 2 - 3%) trong tổng chi phí của mỗi công trình, nhưng phụ gia - hóa chất xây dựng lại góp một phần không nhỏ vào chất lượng, tiến độ, thẩm mỹ,… của công trình. Trong đó, phụ gia bê tông (PGBT) là một trong những dòng sản phẩm tham gia trực tiếp vào phần kết cấu của công trình.
Sản phẩm Supper R7 đang bán chạy của Bestmix.
Để hiểu rõ hơn về tác dụng, tầm quan trọng và các lưu ý cần thiết khi sử dụng phụ gia bê tông, Tạp chí STINFO đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Nguyễn Văn Chánh (bộ môn Vật liệu xây dựng, khoa Kỹ thuật xây dựng, trường Đại học Bách khoa TP. HCM).
PV: Thưa PGS. TS. Nguyễn Văn Chánh, xin ông cho biết phụ gia có tác dụng gì trong thi công bê tông?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chánh: Tùy từng loại, phụ gia có nhiều tác dụng khác nhau đối với thi công bê tông như: tăng độ linh động (độ sụt); giảm lượng nước khi trộn; làm nhanh hoặc chậm - quá trình đóng rắn của bê tông; tăng cường độ bê tông; tăng khả năng chống thấm của bê tông giúp gia tăng độ bền công trình,… Nghĩa là, khi sử dụng PGBT có thể làm thay đổi tính chất công nghệ của bê tông tươi hay tính chất sử dụng của bê tông đã hóa rắn theo ý muốn. Với các phụ gia khác nhau, có thể chế tạo ra bê tông có cường độ đặc biệt cao, có độ đặc chặt, khả năng chống thấm và độ dẻo cao.
PV: Như vậy, theo ông, lợi ích rõ rệt nhất khi sử dụng PGBT là gì? Phải chăng các công trình đều cần thiết sử dụng PGBT?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chánh. Ảnh: LV. | | PGS. TS. Nguyễn Văn Chánh: Lợi ích đầu tiên PGBT mang lại là cải thiện chất lượng của bê tông. Ngoài ra, sử dụng PGBT còn giúp dễ thi công, dễ đầm dùi, rút ngắn thời gian thi công cho các công trình và giảm thiểu chi phí bảo dưỡng bê tông. Bê tông thông thường với các vật liệu xi măng, cát, đá, nước, sau khi đổ xong phải đợi 28 - 30 ngày mới có thể tháo cốp pha. Loại bê tông này đạt yêu cầu về cường độ, nhưng các tính chất ưu việt khác thì khó đạt được. Bê tông chất lượng cao sử dụng phụ gia có thêm các tính chất ưu việt, đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu của các công trình hiện nay cả về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thi công, tính thẩm mỹ. |
Do vậy, xu hướng sử dụng PGBT là tất yếu. Tất cả các công trình có bê tông đều có thể sử dụng phụ gia. Trên thế giới, việc nghiên cứu sản xuất và sử dụng phụ gia đã được chứng minh là cần thiết. Nó thực sự là một cuộc cách mạng trong công nghệ sản xuất bê tông.
PV: Xin ông cho biết, hiện nay có những loại PGBT phổ biến nào?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chánh: PGBT hiện nay có thể nói là đa chủng loại, với nhiều tính năng kỹ thuật khác nhau. Một số loại được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là phụ gia giảm nước, phụ gia siêu hóa dẻo, phụ gia đóng rắn nhanh, phụ gia chống thấm,…
PV: Ông có “ưu ái” đối với sản phẩm nào trên thị trường hiện nay không, đặc biệt là sản phẩm Việt?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chánh: Tôi có thời gian nghiên cứu khá lâu về PGBT, từ năm 1995 đã có những nghiên cứu sử dụng nhiều loại phụ gia – hóa chất khác nhau của một số nhãn hiệu, cả trong và ngoài nước. Công bằng mà nói, hiện nay một số sản phẩm phụ gia của Việt Nam rất tốt, được nghiên cứu và sản xuất ngay trong nước bằng chính trí tuệ Việt, có chất lượng rất ổn định và không thua kém bất kỳ sản phẩm ngoại nhập nào (nếu không muốn nói là đôi chỗ có phần nhỉnh hơn về chất lượng). Ví dụ, dòng sản phẩm Super R7, loại phụ gia phát triển nhanh cường độ cho bê tông, của một doanh nghiệp Việt: công ty Bestmix. Đây là một dòng phụ gia siêu hóa dẻo, có tác dụng giảm nước tầm cao, được nghiên cứu sản xuất theo công nghệ phù hợp với điều kiện ứng dụng tại Việt Nam. Super R7 dùng để sản xuất các loại bê tông chất lượng cao, bê tông chảy, bê tông phát triển nhanh cường độ ban đầu,… Sử dụng sản phẩm này cho phép tháo dỡ cốp pha sớm (chỉ cần 7 ngày, sau khi đổ bê tông), nên rút ngắn thời gian thi công cho các công trình một cách đáng kể, qua đó giúp tiết kiệm chi phí quản lý, đưa nhanh công trình vào sử dụng. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn và kiểm định nghiêm ngặt, hiện đã được sử dụng rộng rãi, không chỉ ở các đơn vị có quy mô lớn, mà cả ở các đơn vị quy mô còn khiêm tốn, do yêu cầu người sử dụng chỉ cần tuân thủ theo đúng các hướng dẫn của nhà sản xuất. Do vậy, tiềm năng thị trường của sản phẩm này là rất lớn.
PV: Ông vừa nhắc đến tiềm năng thị trường cho sản phẩm - Việt, vậy ông nhận định thế nào về “sân chơi” cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chánh: Theo tôi biết, tuy tham gia thị trường sau các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng đến nay rất nhiều công ty trong nước đã có những nghiên cứu, sản xuất và cung ứng trên thị trường nhiều chủng loại phụ gia, đặc biệt tập trung vào dòng hóa dẻo, siêu dẻo. Nhìn chung, các sản phẩm phụ gia tại Việt Nam được sản xuất ở quy mô công nghiệp có chất lượng tốt, mỗi công ty có những dòng sản phẩm thế mạnh riêng. Để cạnh tranh và tồn tại được, các doanh nghiệp khi đưa sản phẩm vào thị trường cần chú trọng các yếu tố: chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn quy định, chất lượng sản phẩm đảm bảo tính ổn định và giá thành hợp lý.
Hiện nay các doanh nghiệp trong nước đã tập trung phát triển theo hướng này, trong đó Bestmix là một công ty chuyên ngành, đạt được các yêu cầu như vừa đề cập. Đây là một trong những doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường và xây dựng được thương hiệu sớm. Bestmix có chuyên môn mạnh trong nghiên cứu sản xuất và cung cấp các sản phẩm phụ gia hóa chất xây dựng. Do đó, Bestmix hoàn toàn có thể tự tin về lợi thế cạnh tranh và những cơ hội lớn về thị trường, thậm chí có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang những nước lân cận trong khu vực.
PV: Thực tế, người tiêu dùng vẫn có tâm lý e ngại với sản phẩm nghiên cứu sản xuất trong nước, hay nói cách khác là còn “sính ngoại”. Mặt khác, PGBT hiện có nhiều chủng loại trên thị trường, nên sẽ không tránh khỏi việc xuất hiện tràn lan những sản phẩm trôi nổi, hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng,... Theo ông, đây có phải là những khó khăn thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực này?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chánh: Tâm lý sính ngoại là có, nhưng chắc chắn hàng nhập ngoại thì giá thành phải cao. Theo tôi, vấn đề giá thành khá quan trọng, nhưng không phải là yếu tố tiên quyết. Mà như đã nói ở trên, sản phẩm nội - doanh nghiệp Việt muốn tồn tại lâu dài phải đạt tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm và giữ vững được chất lượng ổn định, giá thành hợp lý. Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh về giá thông qua chính sách, cách thức phục vụ, chăm sóc khách hàng.
Bestmix nghiên cứu, sản xuất và cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm
cho ngành bê tông và xây dựng. Ảnh: LV.
Về tâm lý e ngại sản phẩm trong nước và tình trạng hàng trôi nổi, theo tôi, không đáng lo ngại, bởi PGBT là một sản phẩm công nghiệp đặc biệt, không dễ làm, đòi hỏi tính chuyên môn cao. Các doanh nghiệp chỉ cần tập trung những giải pháp phù hợp như tăng cường truyền thông quảng bá để tăng nhận thức người tiêu dùng; phổ biến sản phẩm đến người tiêu dùng; tăng khả năng phục vụ, cải tiến sản phẩm, làm cho chất lượng sản phẩm ngày một cao hơn; xây dựng và bảo vệ thương hiệu,…
Cũng với ví dụ sản phẩm Super R7 của công ty Bestmix đã trở thành sản phẩm phổ biến, được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận. Việc cần làm bây giờ là tăng cường quảng bá thương hiệu, mở rộng quy mô, thị trường, tăng khả năng cạnh tranh qua chính sách phục vụ và giá thành. Doanh nghiệp này có lợi thế là cung cấp nhiều sản phẩm phụ gia cho ngành bê tông và xây dựng, có bề dày hoạt động và tính ổn định trong ngành; Super R7 đang được bán tận tay người tiêu dùng: từ cấp độ ngành công nghiệp, các công trình quy mô, cho đến tận cả người tiêu dùng cuối cùng. Với quy cách đóng gói phù hợp phương thức bán lẻ, sản phẩm được đưa vào ngành xây dựng dân dụng, giúp người dân, kể cả ở vùng sâu, vùng xa cũng đều có thể tiếp cận. Đó cũng là một cách tạo “chỗ đứng” vững chắc và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm Việt.
LAM VÂN, STINFO số 3/2017
Tải bài này về tại đây.