SpStinet - vwpChiTiet

 

Một số sản phẩm công nghệ cho ngành nuôi tôm


 

Việc phòng chống, kiểm soát dịch bệnh có vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Các công nghệ, thiết bị kiểm nghiệm dễ sử dụng, cho kết quả nhanh, chính xác giúp kiểm soát môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh và những bất thường của ao nuôi khi chớm xuất hiện sẽ giúp bà con nông dân canh tác hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro. 
 

Ngành nuôi trồng thủy sản hiện đang là một trong những ngành kinh tế chủ lực của nước ta, đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt trên 3,1 triệu tấn, trong đó, sản lượng khai thác đạt 1,5 triệu tấn và sản lượng nuôi trồng đạt gần 1,6 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 2,8 tỉ USD.


Diện tích nuôi tôm sú đạt 540.451 ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng diện tích nuôi tôm thẻ thân trắng lại giảm đến 10% với cùng thời kỳ (chỉ còn 31.480 ha, sản lượng khai thác chỉ đạt 59.054 tấn). Nguyên nhân được lý giải là do nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, môi trường ao nuôi bị biến động đã ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng tôm nuôi, gây ra nhiều loại bệnh. Nhiều nhà máy chế biến tôm chỉ hoạt động khoảng 50-60% công suất.

 
Do con tôm rất nhạy cảm với môi trường ao nuôi, công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Quản lý, kiểm soát nhanh chóng, chính xác những đổi thay môi trường nuôi trồng là việc mà bà con nông dân đang vô cùng quan tâm. Có được những thiết bị, công nghệ kiểm soát môi trường ao nuôi hiệu quả với chi phí phù hợp là vấn đề đặt ra khi người nông dân đang trong “rừng” thương hiệu các sản phẩm trong lĩnh vực này.


Ra đời từ năm 2000, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Tin Cậy chuyên cung cấp các thiết bị kiểm nghiệm, đo lường cho nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc biệt với ngành nuôi trồng thủy hải sản, Tin Cậy đang phấn đấu trở thành bạn đồng hành hữu hiệu của các doanh nghiệp và bà con nông dân để khẳng định các sản phẩm thủy sản chất lượng và thương hiệu uy tín, vươn xa ra thị trường quốc tế.


Việc kiểm nghiệm các chỉ tiêu nước trước khi thả con giống và trong quá trình nuôi rất quan trọng, giúp xác định chính xác nồng độ các chất cần thiết và lượng dư thừa trong nước để kiểm soát được tình trạng của ao nuôi. Tham gia Vietfish năm 2016, Tin Cậy giới thiệu nhiều thiết bị kiểm nghiệm chất lượng, tiện dụng, giá cả hợp lý phục vụ nông dân các vùng nuôi tôm, ví dụ như:


   - Dòng sản phẩm Test Sera sản xuất tại Đức, dùng để kiểm tra chất lượng nước, chất lượng nước ao nuôi (cá, tôm, cua,…), bao gồm: độ pH; độ kiềm; độ cứng; các khí độc thường xuất hiện trong nước ao tôm (NH4/NH3, NO2, NO3); nồng độ khí trong nước (O2, CO2, Cl); hàm lượng kim loại (Ca, Mg, Fe,…).


Sản phẩm có giá hợp lý, cách sử dụng đơn giản. Ví dụ, bộ Test Sera 9 chỉ tiêu (có giá hơn 1 triệu đồng) là một công cụ tiện dụng để kiểm tra môi trường nước ao nuôi một cách nhanh chóng và hiệu quả nhờ có bảng màu rõ ràng, dễ tra cứu kết quả; bộ kiểm nghiệm các thành phần đơn như Ca, Mg, Fe, NH4.. (có giá dưới 150 ngàn đồng) giúp kiểm tra nhanh sự thay đổi hàm lượng các chất trong nước để xác định hướng kiểm soát, cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi.


Test Sera là công cụ tiện dụng để kiểm tra môi trường nước ao nuôi một cách nhanh chóng.


   - Tỷ trọng kế, khúc xạ kế, bút đo độ mặn cho kết quả đo chính xác: việc xác định độ mặn của nước ao rất quan trọng và phải được kiểm tra hằng ngày do độ mặn tăng cao hay giảm đột ngột đều gây sốc cho tôm. Công việc này trở nên dễ dàng với tỷ trọng kế Sera, bút đo điện tử hiện 2 số lẻ hay khúc xạ kế Atago của Nhật như S28M, S MILL, S MILL Alpha.


Bút đo độ mặn Sera cho kết quả nhanh, chính xác giúp kiểm tra độ mặn ao nuôi tôm hiệu quả.


   - Bộ kiểm nghiệm bệnh đốm trắng trên tôm (WSSV Rapid Test Kit), xuất xứ từ Malaysia: virus hội chứng đốm trắng (WSSV) là một virus lây nhiễm cao, gây tử vong hàng loạt trên các loại tôm nuôi như tôm sú (P. Monodon) và tôm thẻ chân trắng (P. Vannamei). WSSV Rapid Test Kit là công cụ dựa vào xét nghiệm miễn dịch để phát hiện định tính nhiễm WSSV trên tôm. Đây là một bộ kiểm nghiệm đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi, không yêu cầu người sử dụng phải có kỹ năng đặc biệt.


Kiểm tra bệnh đốm trắng trên tôm bằng WSSV Rapid Test Kit.


   - Bút đo, máy đo pH: pH là chỉ tiêu rất quan trọng cần phải được kiểm tra thường xuyên, pH chỉ cần dao động khoảng 0,5 là ảnh hưởng ngay đến khả năng bắt mồi, lột xác của tôm. Máy đo pH dạng bút HI98701 rất tiện dụng, dễ đo. Ngoài ra còn có máy đo pH của hãng Sera, với đầu dò và dây cáp dài, có thể đo pH của nước từ trên bờ.


   - Máy đo DO, đo nồng độ NH3, NO2 cho kết quả chính xác, nhanh và thao tác đơn giản,…


Máy đo nồng độ NH3, NO2.


Theo thời gian, khách hàng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản của Tin Cậy ngày một tăng nhanh ở các tỉnh ĐBSCL cũng như các tỉnh miền Trung. Do ngày càng nhận thức được hiệu quả của việc ứng dụng các công nghệ và thiết bị tiên tiến vào sản xuất nên nhu cầu của bà con nông dân cũng tăng và thay đổi một cách khoa học. Vì vậy, Tin Cậy đã nỗ lực không ngừng để có thể đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao này. Ví dụ như đợt xâm nhập mặn vừa qua ở các tỉnh ĐBSCL đã làm thiệt hại rất nhiều về mặt kính tế lẫn tinh thần của những người nuôi trồng thủy sản. Tin Cậy đã kịp thời cung cấp những dụng cụ, thiết bị đo độ mặn của nước để nông dân có thể chủ động xả mặn, điều tiết độ mặn ở mức chấp nhận được nhằm giảm thiệt hại do việc nhiễm mặn gây ra.


Hiện nay, Tin Cậy (địa chỉ 74/2/1D đường 36- P. Linh Đông- Q. Thủ Đức, TP. HCM- ĐT: (08) 3720 6383) đã là đối tác chiến lược của nhiều hãng lớn trên thế giới như Horiba (Nhật Bản – máy móc cho ngành công nghiệp), Atago (Nhật Bản – nhà sản xuất khúc xạ kế), Optika (Italy – kính hiển vi), Kruss (Đức – kính hiển vi) cùng nhiều hãng sản xuất tên tuổi khác. Ngoài khách hàng là bà con nông dân trải dài từ miền Bắc vào khu vực Tây Nguyên (như Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,…), đến miền Nam (nhất là tại ĐBSCL), Tin Cậy còn là chọn lựa của nhiều tên tuổi lớn tại Việt Nam như Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Pepsico Việt Nam, Thăng Long JOC,…

MINH THÔNG, STINFO số 7/2016

Tải bài này về tại đây.