Để tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất lao động, Chủ tịch UBND Thành phố mà ký Quyết định số 2954/QĐ-UBND ngày 07/6/2016 về phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN TP.HCM giai đoạn 2016-2020, cụ thể hóa một số nội dung trong phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn TP.HCM.
Chương trình thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN TP.HCM giai đoạn 2016-2020 đã xác định 5 nhiệm vụ chủ yếu:
(1) Xây dựng, đưa Sàn Giao dịch công nghệ Thành phố (Sàn GDCN) chính thức đi vào hoạt động từ năm 2018: chuẩn bị cơ sở vật chất (CSVC) và các điều kiện cần thiết cho Sàn GDCN, xây dựng và hệ thống hóa các cơ sở dữ liệu (CSDL) về hàng hóa, cung cấp thông tin chi tiết, kết nối cung - cầu công nghệ, thúc đẩy hoạt động giao dịch trên thị trường KH&CN.
(2) Hỗ trợ hình thành các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN: hình thành các chủ thể hỗ trợ cho thị trường KH&CN vận hành hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho kết nối cung - cầu công nghệ
- Xây dựng kế hoạch và cơ chế hỗ trợ của Thành phố để hình thành mới 100 tổ chức trung gian của thị trường KH&CN: trung tâm GDCN; trung tâm xúc tiến chuyển giao công nghệ (CGCN); trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ (TSTT); trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo (ĐMST); cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp (DN) KH&CN.
- Định kỳ 2 lần/năm, tổ chức khóa đào tạo và cấp chứng chỉ nhằm đáp ứng các điều kiện về nhân lực cho các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN theo quy định tại Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Tổ chức đào tạo và xây dựng mạng lưới 100 chuyên gia của các viện, trường, quỹ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) và DN có kỹ năng về thương mại hóa (TMH) công nghệ, hỗ trợ CGCN, quản trị TSTT, tư vấn - môi giới công nghệ, đánh giá - định giá công nghệ, tư vấn đầu tư, quản trị DN, ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN.
- Hỗ trợ hình thành các đơn vị quản lý và khai thác TSTT của các trường, viện trên địa bàn thành phố.
(3) Xúc tiến kết nối cung - cầu công nghệ: tăng mối liên kết giữa cơ quan QLNN, tổ chức nghiên cứu – phát triển (NCPT), nhà đầu tư và DN, thúc đẩy tăng giá trị giao dịch hàng hóa của thị trường KH&CN.
- Thiết lập kênh thông tin thường xuyên thu thập, đánh giá nhu cầu đổi mới công nghệ (ĐMCN) của DN, tập trung vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành truyền thống của Thành phố, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT).
- Định kỳ hằng quý, tổ chức một hoặc nhiều sự kiện kết nối cung - cầu công nghệ như: chợ CN&TB, trình diễn công nghệ, hội nghị chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) và phát triển công nghệ (PTCN), triển lãm sáng chế, triển lãm sản phẩm KH&CN có tiềm năng TMH.
- Xây dựng quy chế trao đổi chuyên gia giữa tổ chức NCPT với DN nhằm thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH&CN, ĐMCN trong sản xuất – kinh doanh (SX-KD).
- Xây dựng các quy định chuẩn hóa về sản phẩm hình thành từ quá trình NCKH và PTCN nhằm đưa vào TMH và giao dịch trên thị trường KH&CN.
(4) Thúc đẩy phát triển TSTT: tăng nguồn cung sản phẩm KH&CN được bảo hộ pháp lý trên thị trường KH&CN, hạn chế rủi ro cho các DN, trường, viện khi khai thác, TMH các sản phẩm này.
- Định kỳ hằng quý, tổ chức tập huấn, hội thảo hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về thủ tục xác lập quyền đối với các TSTT mới phát sinh trong hoạt động NCPT và SX-KD trước khi công bố hoặc đưa vào thị trường KH&CN.
- Từ năm 2016, các đề tài NCKH trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ được đầu tư từ nguồn ngân sách của Thành phố phải bảo đảm tạo ra được sáng chế mới và xúc tiến ít nhất một đơn đăng ký sáng chế hoặc giống cây trồng mới cho các kết quả nghiên cứu để chuẩn bị cho giai đoạn TMH.
- Ban hành quy định về cơ chế, chính sách để việc quản lý, khai thác TSTT, kết quả NCKH và PTCN có sử dụng NSNN trên địa bàn Thành phố: xây dựng và thực hiện các thủ tục ghi nhận, quản lý, công bố, chuyển giao các TSTT phát sinh từ các nhiệm vụ KH&CN được đầu tư từ nguồn ngân sách của Thành phố (có ít nhất 1.000 TSTT được đưa vào danh mục đến năm 2020).
- Đến năm 2017, điều chỉnh, bổ sung các quy định về điều kiện, quy trình chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với các sản phẩm KH&CN được đầu tư từ nguồn ngân sách của Thành phố cho các cơ quan chủ trì và các tổ chức, cá nhân khác; đảm bảo nguyên tắc phân chia và hài hòa lợi ích theo quy định pháp luật và tạo thuận lợi cho quá trình TMH các sản phẩm nói trên.
- Tiếp tục tổ chức Chương trình Đào tạo quản trị viên TSTT hàng năm ở các cấp độ khác nhau, giúp các DN, trường, viện nâng cao năng lực quản lý và khai thác TSTT trên thị trường KH&CN; góp phần thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thành phố giai đoạn 2011-2020.
- Đến năm 2020, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hình thành ít nhất 05 đơn vị cung ứng dịch vụ điều tra thị trường hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHTT nhằm hỗ trợ các DN và chủ sở hữu quyền thu thập và cung cấp kịp thời thông tin, chứng cứ cho các cơ quan thực thi xử lý, góp phần bảo đảm độ an toàn cho các dòng tiền đầu tư vào các TSTT mới trên thị trường KH&CN.
(5) Truyền thông, thống kê và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình: nâng cao nhận thức, phổ biến thông tin trực tiếp và đa dạng về thị trường KH&CN, đánh giá hiệu quả của Chương trình.
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch truyền thông về thị trường KH&CN của Thành phố trên các phương tiện báo, đài truyền hình, đài phát thanh, mạng xã hội, cổng thông tin điện tử của Thành phố; giúp các tổ chức, DN hiểu rõ các cơ chế chính sách và hiệu quả đạt được của Thành phố trong việc thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN.
- Nghiên cứu thành lập Giải thưởng ĐMST thành phố nhằm vinh danh các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng KH&CN; thúc đẩy phong trào ĐMST, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN.
- Định kỳ hằng năm, tổ chức kiểm tra tiến độ, thống kê kết quả các hoạt động của Chương trình; báo cáo sơ kết đánh giá về tiến độ, hiệu quả thực hiện và sự phù hợp của mục tiêu để tham mưu đề xuất Thành phố điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Chương trình theo tình hình thực tế.
TÂY SƠN, STINFO số 9/2016
Tải bài này về tại đây.