SpStinet - vwpChiTiet

 

Giới thiệu sáng chế ứng dụng trong mùa bão lũ

THUYỀN PHAO

Số bằng sáng chế 2-0000754; ngày cấp: 19/01/2009 tại Việt Nam; chủ sở hữu: Nguyễn Xuân An, địa chỉ 7A Ngõ Quỳnh, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Kỹ sư Nguyễn Xuân An bên mô hình thuyền thúng phao Composit không chìm
 
Sáng chế đề cập đến thuyền có khả năng chuyển sang chế độ phao khi bị đắm, bị lật và có thể chuyển ngược lại từ chế độ phao về chế độ thuyền, có cấu tạo gồm vỏ thuyền, khối phao, một hoặc nhiều van phao nằm xung quanh thuyền ở vị trí cận đáy thuyền hoặc ở giữa đáy thuyền. Thuyền phao được chuyển sang chế độ phao bằng cách mở van phao và thuyền phao sẽ nổi nhờ sức nổi của khối phao, thuyền phao có thể chuyển về chế độ thuyền bằng cách đóng van phao và tát nước trong lòng thuyền ra ngoài.

MÁY NẠO VÉT CỐNG NGẦM VÀ THOÁT NGẬP ĐƯỜNG PHỐ

Số bằng sáng chế 1-0007021; ngày cấp: 02/5/2008 tại Việt Nam; chủ sở hữu: Lưu Hải Thống, địa chỉ: 123 đường Hùng Vương, thành phố Bắc Giang.
Máy nạo vét cống ngầm và thoát ngập đường phố theo sáng chế này có tác dụng đẩy trôi chất thải tích đọng trong lòng cống ngầm và tiêu nhanh nước ngập đường phố bằng máy bơm xoáy có vận tốc và lưu lượng lớn. Máy gồm có máy phát lực (1) truyền lực qua khớp giảm giật (2), qua vòng bi định tâm (3), xuống cơ cấu truyền động (4) và vào hộp chuyển hướng (5) làm quay cánh bơm (6). Hệ khung máy nằm giữa máy phát lực (1) và hộp chuyển hướng (5) để đảm bảo tính đồng trục giữa máy phát lực (1) và hộp chuyển hướng (5), đồng thời là kết cấu chịu lực khi máy vận hành; vỏ bầu bơm (7) cùng bánh lái (8) có tác dụng nén khối lượng nước do cánh quạt đẩy để khi vượt qua bánh lái nước có sức bật mạnh, biến chuyển động thẳng thành chuyển động xoáy thẳng. Bánh lái (8) được gắn với vỏ bầu bơm ở mặt trong với chiều quay và góc nghiêng thuận với chiều quay cánh bơm. Đặc tính riêng này giúp máy nạo vét có sức đẩy thủy lực mạnh và xa hơn nhiều lần.

KẾT CẤU TƯỜNG ỨNG DỤNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Số bằng sáng chế 1-0006786; ngày cấp: 14/01/2008 tại Việt Nam; chủ sở hữu: Nguyễn Văn Kê, địa chỉ: 533 tổ 22, ấp Hòa Long 1, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Sáng chế đề cập đến kết cấu tường được ứng dụng trong các công trình thủy lợi như công trình chống sạt lở do xâm thực, công trình xây dựng các đảo nhân tạo, công trình khôi phục lại các vùng đất bị sạt lở nặng hoặc công trình xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ. Cụ thể, kết cấu tường theo sáng chế này gồm các trụ có rãnh và các tấm rời được cố định trong rãnh của các trụ, các trụ và các tấm rời sẽ được gia cường bằng dầm thép và các trụ chống giữ hoặc các cơ cấu khoan. Khi dòng chảy và sóng xâm thực, phần đất bên ngoài công trình sẽ trở nên yếu đi, các tấm rời sẽ lún và tụt xuống tiếp tục che kín công trình nên hiện tượng sạt lở sẽ không xảy ra được.

BỘ PHẬN BẢO VỆ ĐẬP CHẮN SÓNG HOẶC KẾT CẤU GIẢM SÓNG

Số bằng sáng chế 1-0006266; ngày cấp: 03/04/2007 tại Việt Nam; tác giả: Klabbers, Martijn, Muttray, Markus, Reedijk, Jan Sebastian; chủ sở hữu: HBG Civiel B.V., địa chỉ: H.J. Nederhorststraat 1, 2801 SC Gouda, The Netherlands.
Sáng chế đề cập đến bộ phận bảo vệ đập chắn sóng hoặc kết cấu giảm sóng bao gồm thân trụ có các mũi đập nhô ra. Biên của thân trụ có dạng không tròn, để chống lại khả năng lắc của bộ phận bảo vệ dưới tác dụng của sóng đánh đến.

KE CHỐNG BÃO

Số đơn đăng ký sáng chế: 02534; ngày nộp đơn: 28/11/2007 tại Việt Nam; đơn vị nộp đơn: công ty TNHH Sản xuất tôn và sắt thép; địa chỉ số 88 đường Trần Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; tác giả: Nguyễn Tiến Định.
Sáng chế đề cập đến ke chống bão khi lợp mái tôn để làm tăng độ khít giữa giáp mí 2 tấm tôn để chống lật, chống bay, chống xé khi có gió bão và tăng tuổi thọ của ke và của mái tôn.
Ke này bao gồm:

– Phần thép (I) làm bằng vật liệu lá thép cứng độ dày 2 ly có hình dạng sóng dương của tấm tôn.
– Phần nhựa PVC (II) được bọc bên ngoài của phần thép có độ dày 0,5 ly có tác dụng chống rỉ sét. Nhựa PVC có màu sắc đồng màu cùng mái tôn tạo vẻ đẹp cho mái tôn.
– Phần lỗ bắn đinh 6 (III).
– Phần gờ nổi dạng long-đen .
Nhờ cấu tạo kiểu dáng của ke như vậy nên khi bắn đinh toàn bộ ke ép lên sóng dương của 2 tấm tôn (đoạn giáp mí nhau) được đinh giữ chặt thành một khối: ke, tấm tôn lợp và xà gồ. Vì thế làm tăng độ khít giữa điểm giáp mí của 2 tấm tôn làm cho gió không luồn vào giữa 2 tấm tôn làm cho gió không luồn vào giữa 2 tấm tôn và giữ chắc mái tôn không bị bay, bị lật khi có gió bão. Bên cạnh đó ke được bảo vệ bởi một lớp nhựa bọc bên ngoài phần thép nên chống rỉ sét tốt và ke được bọc nhựa có màu sắc đồng màu cùng tâm tôn tạo vẻ đẹp cho mái tôn. Ngoài ra, phần dưới lỗ bắn đinh của ke được làm gờ nổi lên có tác dụng làm tăng độ khít giữa ke và tấm tôn và xà gồ khi bắn đinh.
ANH TRUNG (tổng hợp)