Một số sáng chế làm sạch/tạo nước uống như: chất cải thiện nước uống, chế phẩm làm sạch và làm trong nu7o1c uống, thiết bị lọc nước dùng cho bồn chứa, ...
CHẤT CẢI THIỆN NƯỚC UỐNG
Số bằng sáng chế 1-0004051-000; cấp ngày 28/01/2004 tại Việt Nam; các tác giả: Ager-Wick Einar, Ager-Wick glenn, Sorgaard Birger; chủ sở hữu: Health By Nature AS.
Sáng chế liên quan đến hỗn hợp gồm tảo san hô, cát vỏ sò và ascorbat được sử dụng làm chất cải thiện chất lượng mùi vị của nước uống. Chất này có thành phần như sau: từ 5% - 90% tảo san hô, từ 5% - 90% cát vỏ sò, từ 0,1% - 8% muối của axit ascorbic, và các hợp phần này được lựa chọn sao cho khi cho thêm 0,5g chất này vào 1 lít nước, thì hỗn hợp thu được sẽ có độ pH nằm trong khoảng từ 7 đến 8,5. Nếu sản phẩm còn chứa thêm chất gel hóa thích hợp, thì sau khi thêm chất cải thiện nước theo sáng chế, chất này sẽ loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có mặt trong nước.
CHẾ PHẨM LÀM SẠCH VÀ LÀM TRONG NƯỚC UỐNG
Số bằng sáng chế 1-0007368-000; cấp ngày 18/11/2008 tại Việt Nam; các tác giả: Souter, Philip Frank, Ure, Colin; chủ sở hữu: Công ty Procter & Gamble.
Sáng chế đề cập đến chế phẩm, phương pháp và bộ dụng cụ dùng để làm sạch và làm trong và/hoặc tăng dinh dưỡng cho nước uống bị nhiễm bẩn. Chế phẩm này chứa chất kết tụ chủ yếu và chất keo tụ tạo liên kết cầu, tốt hơn là lượng và tỷ lệ giữa chất kết tụ với chất keo tụ nằm trong một số khoảng nhất định. Chế phẩm được đặc biệt ưu tiên là chế phẩm chứa một hoặc nhiều chất trợ kết tụ cation, đặc biệt là chitosan, chất diệt vi sinh vật, chất kiềm tan trong nước, silicat không tan trong nước, và chất phụ gia thực phẩm hoặc nguồn chất dinh dưỡng.
THIẾT BỊ LỌC NƯỚC DÙNG CHO BỒN CHỨA
Số bằng sáng chế 1-0007214-000; cấp ngày 12/8/2008 tại Việt Nam; tác giả: Tang Yu Hsiang; chủ sở hữu: Công ty TNHH Công nghiệp HaoHsing Việt Nam.
Sáng chế đề cập đến thiết bị lọc nước được lắp trực tiếp vào bồn chứa nước. Thiết bị này gồm thân trụ (10) có đáy giữa (11) và đáy dưới (15) và nắp (3). Trong đó nắp (3) để đậy lên miệng mở của thân trụ (10) có lỗ tròn (31) được bố trí trong nắp (3); Túi lọc (4), miệng túi được lắp khít vào lõm tròn (31); Nắp túi lọc (2) lắp tháo ra được với nắp (3), có lỗ 21 để đưa nước vào; Lỗ (21) này có thể lắp hoặc không lắp ống ren (1); Thân trụ (10) có đáy giữa (11) được bố trí ở giữa thân trụ (10) và đáy dưới (15) được bố trí phía dưới thân trụ (10), có đường kính sao cho khớp với đường kính nắp (3) và có các lỗ thông khí (16); Đáy giữa (11) chứa vật liệu lọc thứ nhất, có dạng cong hình lòng chảo ngược, có các lỗ (12) được bố trí gần sát với chu vi đáy giữa (11), các lỗ (12) có lưới chắn; Đáy dưới (15), chứa vật liệu lọc thứ hai, có dạng cong hình lòng chảo ngược, có một lỗ mở ở giữa đế lắp túi lọc (8), nắp đậy (14) có lỗ được chắn bằng lưới (13), phần trên có chi tiết (9) dạng thanh dẹt có hình chữ U ngược có tác dụng giữ cho túi lọc (8) không bị xẹp xuống mà tạo thành khoang thoáng khí.
THIẾT BỊ TẠO NƯỚC CÓ HIỆU SUẤT CAO SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG NHIỆT ĐIỆN
Số đơn đăng ký sáng chế: 1-2005-01591; ngày nộp 31/10/2005 tại Việt Nam; tác giả: James J. Reidy; người nộp đơn: James J. Reidy.
Sáng chế về một thiết bị tạo nước sử dụng phương pháp làm lạnh dùng năng lượng nhiệt điện, hay còn được gọi là công nghệ Peltier để chiết xuất nước uống được từ không khí. Thiết bị này gồm ống liên tục duy nhất để đưa không khí vào thiết bị và thải không khí ra bên ngoài sau khi kết thúc quá trình. Thiết bị này gồm một bình làm lạnh để làm lạnh không khí vào dưới điểm sương và ngưng tụ hơi nước có trong không khí. Tỉ lệ dòng khí được kiểm soát bởi tốc độ biến đổi của một hoặc nhiều quạt hoặc máy thổi. Đến lượt tốc độ của quạt và máy thổi lại được kiểm soát bởi một thiết bị xác định điểm sương của không khí xung quanh tại thời điểm hiện tại bằng cách đo nhiệt độ, độ ẩm tương đối và nhiệt độ của bình lạnh. Nhờ quạt hoặc máy thổi, dòng không khí vào được tăng lên hay giảm xuống đến tỉ lệ dòng tối đa có thể mà không vượt quá nhiệt độ điểm sương đã định của dòng khí vào đã được xử lý.
PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC
Số đơn đăng ký sáng chế: 1-2008-01163; ngày nộp 15/5/2008 tại Việt Nam; các tác giả: Stefanini, Daniel; người nộp đơn: Hydropath Holdings Limited.
Sáng chế đề cập đến phương pháp và thiết bị xử lý nước để tạo ra nước uống được từ nước biển. Theo đó nước cấp chứa chất hòa tan được cấp đến ít nhất một bề mặt xử lý. Điện trường được tạo ra ở vùng lân cận bề mặt xử lý để làm cho lớp hydrat hóa được tạo ra do tính chất lưỡng cực của phân tử nước. Sau đó nước được tách ra khỏi lớp hydrat hóa. Sự tách như vậy có thể được thực hiện bằng cách thẩm thấu hoặc bằng cách lấy các thành phần ra khỏi nước cấp cùng với nước của lớp hydrat hóa trên đó, sau đó nước của lớp hydrat hóa được tách khỏi các thành phần này. Phương pháp này làm giảm mức tiêu thụ năng lượng để tạo ra nước uống được từ nước biển.
PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ ĐỂ LOẠI BỎ CHẤT VI LƯỢNG GÂY Ô NHIỄM, ĐẶC BIỆT LÀ ARSEN, RA KHỎI NƯỚC
Số đơn đăng ký sáng chế: 1-2007-02642; ngày nộp 11/12/2007 tại Việt Nam; các tác giả: Lebech, Finn; người nộp đơn: Microdrop Aqua Aps.
Sáng chế đề cập đến phương pháp và thiết bị để làm sạch nước khỏi chất vi lượng gây ô nhiễm, đặc biệt là arsen, bằng cách đồng kết tủa chất vi lượng trong khi oxy hóa và làm kết tủa các hợp chất sắt cùng với việc tách sau đó. Sự đồng kết tủa được cải thiện bằng cách cho nước tiếp xúc với vật liệu chứa sắt trước khi oxy hóa để gia tăng hàm lượng sắt của nước. Arsen và chất vi lượng khác có hại cho sức khỏe có thể được loại bỏ ra khỏi nước một cách hữu hiệu và đơn giản, vì vậy có thể đáp ứng các giới hạn nghiêm ngặt hơn về arsen trong nước uống.
CÔNG TY CÔNG NGHỆ MỚI – COTEC
LÒ HỎA TÁNG QUY MÔ NHỎ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Lò hỏa táng bằng củi có không gian đốt kín, không có sự rò rỉ khí cháy ra ngoài ở thân lò, có thể khống chế lửa cháy trong lò bằng các cửa lấy gió. Do lò kín nên nhiệt độ bên trong lò cao, lượng củi tiêu hao ít hơn và thời gian đốt cũng ngắn hơn so với đốt ngoài trời hoặc lò hở, quá trình cháy cũng triệt để hơn và lượng khói giảm đi. Buồng lắng bụi và ống khói cao (14m) cũng làm giảm bụi và phát tán khói vào không khí.
Buồng đốt: là nơi đặt quan tài và chất củi đốt, có kích thước:
– Dài : 2.230mm
– Rộng: 1.100mm
– Cao : 2.000mm
Trong buồng đốt, phần bên dưới có bệ đỡ quan tài. Tường buồng đốt ở mặt tiếp xúc trực tiếp với lửa được xây bằng gạch chịu lửa samốt, phía sau có các lớp vật liệu cách nhiệt như gạch diatomit, bột cách nhiệt, bông thủy tinh. Nóc lò dạng vòm bằng gạch samốt, bên trên có các lớp vật liệu cách nhiệt. Vỏ lò ngoài cùng bằng sắt tấm dày 2mm, khung lò bằng thép hình được cố định bằng liên kết hàn.
Buồng lắng: ở phía trên buồng đốt, có tác dụng lắng đọng một phần tro bụi thoát ra trong quá trình đốt, giảm thiểu ô nhiễm do bụi khói.
Ống khói: bằng inox dày 3mm, 300mm, cao 14m.
Cửa lò:
– Cửa trước: cấu tạo bằng thép, có xây gạch chịu lửa và được cách nhiệt bằng bông thủy tinh. Là nơi đưa quan tài vào lò.
– Cửa sau: cấu tạo bằng thép, có xây gạch chịu lửa và cách nhiệt bằng bông thủy tinh, là nơi đưa xe đốt vào và ra.
– Các cửa lấy gió: được bố trí 2 bên vách lò, để lấy không khí phục vụ cho quá trình cháy của củi.
– Đường ray: bằng thép không gỉ (inox), được cố định vào mặt phẳng móng lò gồm hai thanh V50 úp song song nhau và cố định bằng cách thanh ngang và vít nở.
– Xe nâng hạ quan tài: bằng thép hình, có cơ cấu tay quay để đặt quan tài lên bệ đốt. Xe di chuyển trên hai đường ray nhờ các bánh xe có vòng bi (bạc đạn).
– Xe đốt: cấu tạo bằng thép hình, bên trên mặt được lát bằng gạch chịu lửa, di chuyển trên đường ray nhờ các bánh xe có lắp bạc thau.
Công trình lò hỏa táng này được thiết kế với công suất đốt 1 – 2 lần/ngày.
Kinh phí xây dựng lò là 324 triệu đồng.
CÔNG TY CÔNG NGHỆ MỚI – COTEC
Phòng Tài nguyên – Môi trường
Số 7 Nam Quốc Cang, Q.1, TP. HCM
ĐT: 08 38398 259 – Fax: 08 38335 080
Email:
[email protected] Anh Trung