SpStinet - vwpChiTiet

 

Cân đối lúa gạo cho Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 trong điều kiện công nghiệp hóa và nước biển dâng

Đề tài do các tác giả Nguyễn Văn Song, Đỗ Thị Điệp (ĐH Nông nghiệp Hà Nội), Đàm Thanh Thủy (ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên) thực hiện nhằm tìm ra xu hướng biến động của các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp, sản lượng lúa và cân đối lương thực cho khu vực ĐBSH từ nay tới năm 2030.
Sử dụng mô hình động, kết quả nghiên cứu cho thấy, dân số vùng ĐBSH sẽ ở mức 23.429.240 người, diện tích đất trồng lúa còn 511.000 ha, sản lượng lúa gạo đạt 6.049.788 tấn vào năm 2030. Các kịch bản về mực nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu cho thấy: khi mực nước biển dâng 0,17 m vào năm 2030, tương ứng với diện tích đất lúa bị giảm từ 51.000-85.000 ha thì đất lúa chỉ còn 469.398 – 438.339 ha, cân bằng lúa gạo sẽ không đạt trạng thái cân bằng ở năm 2028 và 2026. Mặc dù năng suất và sản lượng lúa tăng lên do đầu tư thâm canh và tăng hệ số sử dụng đất lúa, nhưng tốc độ giảm diện tích đất lúa do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và công nghiệp hóa cộng thêm sự gia tăng dân số nhanh dẫn đến năm 2030 cân bằng lúa gạo chỉ còn 356,495 tấn. Đây là một sức ép rất lớn đến an ninh lương thực của vùng trong tương lai không xa. Cũng theo kết quả của nghiên cứu, với kịch bản sản lượng lúa tăng do áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác và tốc độ giảm diện tích đất lúa như hiện nay thì đến năm 2033 (theo mức giảm tối thiểu), 2031 (theo mức giảm tối đa) lượng lúa sản xuất ra không đủ nhu cầu tiêu dùng cho người dân trong nội vùng, chưa kể đến các nhu cầu tiêu dùng khác như để giống hay chăn nuôi. Vì vậy chiến lược đặt ra cho ĐBSH trong thời gian tới là phải ổn định diện tích đất lúa, giảm tốc độ gia tăng dân số và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và sản lượng lúa.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 9/2010)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả