SpStinet - vwpChiTiet

 

Xác định cấu trúc và tác dụng gây độc tế bào của acid rosmarinic phân lập từ cây cườm rụng hoa dài (Ehretia longiflora Champ.)

Đề tài do các tác giả Hoàng Quỳnh Hoa, Phạm Thanh Kỳ (Trường ĐH Dược Hà Nội), Phan Văn Kiệm (Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện KH&CN Việt Nam) thực hiện phân lập và xác định cấu trúc hóa học của những thành phần chính trong vỏ cây cườm rụng hoa dài (thu hái ở Cúc Phương, Ninh Bình) và thăm dò hoạt tính gây độc tế bào đối với 3 dòng tế bào ung thư trên thực nghiệm: ung thư gan (Hep-G2), ung thư phổi (Lu) và ung thư màng tim (RD).

Từ dịch chiết methanol của vỏ cây cườm rụng hoa dài, đã phân lập được acid rosmarinic. Cấu trúc hóa học của chất này được xác định bằng các phương pháp phổ 1D-, 2D-NMR, phổ khối lượng và so sánh với các dữ kiện phổ đã được công bố. Đây là lần đầu tiên phân lập được acid rosmarinic từ loài Ehretia longiflora Champ. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào cho thấy, acid rosmarinic có tác dụng ức chế tế bào ung thư gan dòng Hep-G2 nuôi cấy in vitro với IC50 (μ/ml) = 5.
LV (nguồn: TC Dược học, 8/2009)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả