SpStinet - vwpChiTiet

 

Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp Việt Nam


 

Công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp (DN) tác động hữu hiệu đến quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh, giúp DN phát triển nhanh và bền vững. 
 

Từ kết quả điều tra được công bố tại Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2014 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, với thành phần khảo sát gồm 91% là các DN vừa và nhỏ (SME), các DN lớn: 9%; loại hình DN nhiều nhất là các công ty TNHH (48%), tiếp theo là công ty cổ phần (34%), doanh nghiệp tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và loại hình khác 19%; lĩnh vực có nhiều DN được khảo sát là bán buôn, bán lẻ (23%), xây dựng (21%) và công nghiệp (18%) (BĐ 1), hiện trạng ứng dụng CNTT trong các DN Việt Nam có một số đặc điểm như sau:


BĐ 1: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp tham gia khảo sát

 

Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2014.

 


Đầu tư cho CNTT tại các DN
 

Chi phí đầu tư cho lĩnh vực CNTT của các DN trong những năm vừa qua không thay đổi nhiều, chủ yếu tập trung vào phần cứng. Năm 2014, chi phí đầu tư cho phần cứng chiếm 43%, phần mềm 23%, nhân sự và đào tạo 18% (BĐ 2). Hầu hết các DN có trang bị máy tính, 98% DN có máy tính để bàn và máy tính xách tay, 45% doanh nghiệp có máy tính bảng. 
 

BĐ 2: Cơ cấu chi phí đầu tư cho CNTT của DN


Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2014.

 


Ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và thương mại điện tử

 

Về phần mềm, hai nhóm được sử dụng phổ biến là phần mềm kế toán, tài chính (88%) và phần mềm quản lý nhân sự (49%). Một số phần mềm đòi hỏi mức độ tổ chức cao của DN như phần mềm quan hệ khách hàng (CRM), phần mềm quản lý hệ thống cung ứng (SCM) và phần mềm lập kế hoạch nguồn lực (ERP) được ít DN sử dụng hơn với các tỷ lệ tương ứng là 24%, 22% và 17% (BĐ 3).


BĐ 3: Tỷ lệ ứng dụng các nhóm phần mềm trong DN năm 2014


Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2014.


Về mặt thông tin, thư điện tử (e-mail) có ưu thế vượt trội là tốc độ cao, chi phí rẻ và không có khoảng cách địa lý nên được sử dụng phổ biến trong DN. DN có trên 50% số lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc tăng, năm 2014 là 35%, trong khi năm 2013 là 24% (BĐ 4); mục đích sử dụng e-mail để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (75%) (BĐ 5). 
 

BĐ 4: Sử dụng email trong DN


Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2014.

 

BĐ 5: Mục đích sử dụng email trong DN


Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2014.


Số lượng DN sử dụng chữ ký điện tử tăng dần qua các năm, từ 23% năm 2012 tăng lên 45% năm 2014 (BĐ 6). DN lớn có tỷ lệ sử dụng chữ ký điện tử cao hơn các DN SME, với tỷ lệ tương ứng là 60% và 44%.
 

BĐ 6: Sử dụng chữ ký điện tử trong DN


Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2014.

 

Các DN có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến ứng dụng CNTT trong phát triển thương mại. Năm 2014, 45% DN có website , trong đó, lĩnh vực CNTT và truyền thông có tỷ lệ DN sở hữu website cao nhất là 69% (BĐ 7, BĐ 8); song song đó, tỷ lệ DN tham gia sàn giao dịch TMĐT năm 2014 có xu hướng tăng so với những năm trước (BĐ 9). 
 

BĐ 7: Sở hữu website của DN


Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2014.

 

BĐ 8: Tỷ lệ sở hữu website phân theo lĩnh vực hoạt động


Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2014.

 

BĐ 9: DN tham gia sàn giao dịch TMĐT


Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2014.

 

E-mail được sử dụng để giao dịch thương mại nhiều hơn hẳn giao dịch thông qua các website của DN. Tỷ lệ DN nhận đơn đặt hàng qua e-mail cao gần gấp đôi so với lượng đơn đặt hàng nhận qua website, với tỷ lệ tương ứng là 78% và 36%. Tương tự, tỷ lệ DN đặt hàng qua email cũng cao gần gấp đôi so với đặt hàng qua website, tỷ lệ tương ứng là 75% và 41% (BĐ 10, BĐ 11).


BĐ 10: DN sử dụng phương tiện điện tử để nhận đơn đặt hàng


Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2014.

 

BĐ 11: DN sử dụng phương tiện điện tử để đặt hàng


Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2014.

 


Sự quan tâm đến các dịch vụ công trực tuyến

 

Hiện có hơn 4.000 dịch vụ công trực tuyến đang được các bộ, ngành trung ương và địa phương cung cấp (Theo “Báo cáo Đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” của Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tạo cơ hội cho DN dễ dàng tiếp cận thông tin trên website của các cơ quan nhà nước. Năm 2014, 42% DN thường xuyên tra cứu thông tin trên các website này (BĐ 12), có 57% DN sử dụng các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới các thủ tục đăng ký, cấp phép, khai báo... được cung cấp (BĐ 13).


BĐ 12: Mức độ tra cứu thông tin của DN trên các website của cơ quan nhà nước, năm 2014


Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2014.

 

BĐ 13: DN sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, năm 2014


Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2014.


 ANH TÙNG, STINFO số 4/2016

Tải bài này về tại đây.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả