Phẫu thuật điều trị đục lệch thủy tinh thể do chấn thương đụng dập bằng phương pháp nhũ tương hóa và đặt kính nội nhãn có sử dụng vòng căng bao
28/01/2008
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do tác giả Trần Thị Phương Thu (Bệnh Viện Mắt TP.HCM, Khoa Mắt Trường ĐH Y Dược TP.HCM) thực hiện nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật nhũ tương hóa thuỷ tinh thể (TTT) với vòng căng bao (VCB) và đặt kính nội nhãn trong bao ở những mắt bị chấn thương đụng dập gây tổn thương dây chằng Zinn ≤ 1500 (5 cung giờ).
Chấn thương đụng dập nhãn cầu là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của đục lệnh TTT. Tình trạng tổn thương (rách/đứt) dây chằng Zinn làm cho vị trí TTT không vững chắc vì thế phẫu thuật viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình lấy TTT, đặt kính nội nhãn cũng như xử lý các biến chứng sau mổ. Nghiên cứu tiến hành với 46 bệnh nhân đục lệnh TTT do chấn thương đụng dập với mức độ tổn thương dây chằng Zinn ≤ 1500, trong thời gian từ ngày 2/1 đến 31/12/2005 tại Bệnh Viện Mắt TP.HCM.
Kết quả cho thấy, có 33 bệnh nhân nam và 13 bệnh nhân nữ, tuổi trung bình là 46,04 ± 13,43, thời gian theo dõi trung bình là 6 tháng, đa số thị lực trước mổ là ≤ 1/10; kết quả thị lực ≥ 5/10 ở các thời điểm khám 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng lần lượt là 82,6%, 89,1% và 86,7%. VCB bằng chất liệu PMMA tỏ ra an toàn, hiệu quả trong hỗ trợ phẫu thuật nhũ tương hóa TTT và đặt kính nội nhãn trong bao ở những trường hợp tổn thương dây chằng Zinn ≤ 1500 do chấn thương đụng dập. Tỷ lệ thành công trong nghiên cứu này là 97,83%. Ngoài ra VCB còn có tác dụng ngăn ngừa sự lệch tâm của kính nội nhãn bởi tổn thương dây chằng không phải là một bệnh lý tiến triển, hệ thống dây chằng Zinn còn lại vẫn đủ căng để có thể thực hiện thao tác phẫu thuật cũng như để giữ bao TTT chính tâm trong thời gian dài.
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 11/2007)