Máy rót chai kiểu thẳng
Máy chuyên dùng để chiết rót các loại thực phẩm dạng dung dịch ví dụ như sữa, đồ uống có sữa, sữa lắc, cà phê uống, sữa chua uống, thức uống với ngũ cốc hoặc có lẫn miếng quả, nước ép có hạt và xơ quả, súp có rau thái nhỏ, đồ uống không gas… Dung tích chai có thể thay đổi và có thể thiết kế riêng theo yêu cầu sử dụng.
Máy có thể sử dụng nhiều phương pháp định lượng như lưu kế cảm ứng, định lượng thể tích (van piston)… Máy cũng có thể thiết kế theo dây chuyền đóng gói, từ máy sắp chai đến máy chất pallet.
Thông số kỹ thuật:
• Công suất chiết rót chai: 1.000-12.000 chai/giờ;
• Cỡ chai: 60-1.500 ml;
• Chiều cao chai: 80-245 mm;
• Công suất chiết rót cốc: 1.000-16.000 cốc/giờ;
• Kích thước miệng cốc: Ø 65-200 mm;
• Chiều cao cốc: 40-130 mm;
• Kích cỡ khác thực hiện theo yêu cầu riêng.
Ưu điểm:
• Có hệ thống làm sạch tiệt trùng;
• Thiết bị có thể rót nhiều cỡ chai khác nhau. Thời gian đổi chai ngắn, chỉ 10-25 phút tùy thuộc tốc độ rót và khả năng duy trì tính tiệt trùng của máy trong quá trình thay chai;
• Khả năng sản xuất đa đa dạng, linh hoạt và an toàn, đáp ứng các yêu cầu cao về rót tiệt trùng;
• Thiết kế đặc biệt cho trạm rót và ngõ ra sản phẩm giúp ngăn ngừa tạo bọt và nhỏ giọt trong khi rót;
• Thiết bị cho phép vận hành sản xuất thời gian dài mà vẫn đảm bảo độ an toàn, chất lượng sản phẩm.
Hệ thống cân tổ hợp
Hệ thống chuyên dùng để cân định lượng các loại vật liệu dạng rời như gạo, bánh kẹo, snack…
Nguyên lý làm việc: hệ thống chọn trọng lượng sản phẩm đặt tại 10 đầu cân và phối hợp để sản phẩm đầu ra đạt được trọng lượng sát với yêu cầu đã cài đặt. Hệ thống sử dụng các cảm biến trọng lượng, máy tính kiểm tra trọng lượng trong mỗi đầu cân. Các thông số sẽ được tính toán, kết hợp tối ưu để đạt được mức trọng lượng mục tiêu đã được cài đặt trước. Ví dụ, nếu kết hợp 5 trong số 10 đầu cân, số lượng các kết hợp hệ thống có thể tính toán là 252. Tổng số các kết hợp khả dụng được xem xét có thể lên đến 672 cho mỗi chu kỳ.
Sản phẩm ở các vị trí được chọn sẽ được đưa xuống băng tải để tạo thành một tổ hợp ở đầu ra. Quá trình cân, tổ hợp liên tục cho phép đạt 70 mẻ/phút.
Thông số kỹ thuật:
• Số lượng đầu cân: 10 đầu cân (tùy yêu cầu có thể tăng đến 14, 20 đầu cân);
• Dung tích tổ hợp tối đa: 3.000 ml;
• Khối lượng tổ hợp tối đa: 4-500 g /8-1.000 g;
• Sai số khối lượng: 0,1 g/0,2 g;
• Chiều dài sản phẩm tối đa: 80 mm;
• Kích thước chính: 1.040 × 1.194 × 1.014 mm;
• Bảng điều khiển màu RCU-901C, màn hình cảm ứng tinh thể lỏng;
• Nguồn điện yêu cầu: AC200/220/230/240V; 50/60 Hz, 1,5 kVA, 1 pha;
• Trọng lượng hệ thống: 350 kg.
Ưu điểm:
• Rút ngắn quá trình cân, giảm thiểu hư hỏng. Tổ hợp nhanh, ít sản phẩm loại;
• Hệ thống làm việc ổn định, chính xác, giảm thiểu tối đa nhân công, nâng cao năng suất lao động;
• Vệ sinh nhanh chóng, giảm thời gian chết;
• Màn hình cảm ứng màu sắc sử dụng đồ họa trực quan, hoạt động với 16 ngôn ngữ, khắc phục sự cố và phục hồi dễ dàng;
• Sử dụng động cơ bước chính xác.
Phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
ASOFT®¬SME 2017 là phần mềm hỗ trợ công tác kế toán, tài chính và nhân sự, tính lương dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được đầu tư nghiên cứu và cải tiến liên tục từ năm 2003 đến nay. ASOFT®¬SME 2017 có nhiều phân hệ, tổ chức thành nhiều phiên bản khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng các loại hình kinh doanh hiện đại, đặc biệt là các doanh nghiệp mới mở, doanh nghiệp khởi nghiệp,…giúp doanh nghiệp đơn giản hóa, tự động hóa công tác quản trị, nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí và phát triển bền vững.
Phần mềm có các phân hệ:
1. Quản lý tiền 2. Mua hàng 3. Công nợ phải trả 4. Bán hàng 5. Công nợ phải thu | | | | | | | | | | | | | | 6. Quản lý kho 7. Tài sản cố định 8. Giá thành 9. Nhân sự tiền lương 10. Thuế |
Ưu điểm:
• Tiết kiệm chi phí, không giới hạn về thời gian sử dụng và dung lượng lưu trữ, số người sử dụng;
• Tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực cho công tác kế toán, chấm công tính lương và quản trị nhân sự;
• Kiểm soát tốt nguồn lực về tài chính, nhân sự của doanh nghiệp;
• Hỗ trợ người dùng nhập/xuất dữ liệu nhanh chóng với nhiều định dạng như: Text, Excel, Word, PDF,...;
• An toàn và bảo mật về mặt giữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp do được lưu trữ tập trung, phân quyền tiếp cận và sao lưu định kỳ;
• Hoạt động được trên máy tính cá nhân hoặc nhiều máy tính trong mạng LAN, WAN hoặc Internet, cho phép các doanh nghiệp có nhiều nhân viên hoặc có nhiều chi nhánh tại nhiều địa phương khác nhau vẫn có thể quản lý trên cùng một hệ thống duy nhất;
• Giao diện thiết kế đơn giản, dễ sử dụng. Hệ thống tài liệu hướng dẫn, phim minh họa, tài liệu kế toán được tích hợp hoàn toàn vào chương trình;
• Hỗ trợ chuyển đổi giữa các ngôn ngữ một cách linh hoạt như: Việt, Anh, Hoa, Nhật…
Công nghệ xử lý nước thải bột cá
Theo nhiều kết quả phân tích thực tế, nước thải của nhà máy chế biến cá phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bột cá, nên có hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều muối có khả năng ăn mòn, nhiều nitơ và phốtpho, dầu mỡ cá và có mùi rất khó chịu. Trong nước thải có nhiều các hợp chất hữu cơ khác nhau. Hàm lượng BOD, COD vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh. Công nghệ cho phép xử lý nước thải đạt các tiêu chuẩn theo quy định.
Quy trình công nghệ:
• Nước thải từ xưởng sản xuất theo hệ thống mương dẫn qua hệ thống song chắn rác nhằm giữ lại những thành phần rác thô, cặn lơ lửng có kích thước tương đối lớn nhằm tránh những ảnh hưởng cho các công trình phía sau. Sau khi qua hệ thống song chắn rác, nước thải chảy về bể gom và được bơm qua bể lắng kỵ khí nhằm tách cặn lớn trong nước thải. • Từ bể lắng, nước thải được bơm qua bể trung gian thứ nhất. Từ đây, nước thải được bơm qua bể kỵ khí. Dưới sự hoạt động của vi sinh vật kỵ khí, các hợp chất hữu cơ phức tạp còn lại sẽ được phân hủy và chuyển hóa thành các dạng hợp chất hữu cơ đơn giản hơn. Ngoài ra, trong bể còn lắp đặt hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng cường | | |
nồng độ vi sinh vật giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ.
• Sau khi phân hủy kỵ khí, nước thải tiếp tục chảy qua bể sinh học hiếu khí. Lúc này, nồng độ BOD và COD đã giảm đáng kể. Vi sinh vật hiếu khí kết hợp với quá trình phân phối khí bằng quạt thổi nhằm cung cấp nguồn oxy cho vi sinh vật sử dụng để phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ thành sinh khối, CO2 và nước.
• Sau khi xử lý bằng sinh học hiếu khí, nước thải chảy qua bể lắng nhằm tách bùn sinh học. Nước thải được phân phối vào ống lắng trung tâm, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, phần nước còn lại chảy tràn bề mặt và theo hệ thống máng thu đổ vào bể trung gian thứ hai. Tại đây, nước thải được khử trùng bằng Clorine để tiêu diệt vi sinh.
• Cuối cùng nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được. Nước sau xử lý đảm bảo đạt mức B - QCVN 11:2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
• Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể gom để tiếp tục xử lý.
STINFO số 3/2017
Tải bài này về tại đây.