SpStinet - vwpChiTiet

 

Chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của bột chiết lá dâu ở chuột cống trắng gây rối loạn lipid và đái tháo đường

Đề tài do các tác giả Nguyễn Quang Trung (Bệnh Viện Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí, Quảng Ninh) và Trần Văn Lộc (Viện Hóa học, Viện KH&CN Việt Nam) thực hiện nhằm xác định hiệu suất chiết xuất bột lá dâu bằng dung môi ethanol; nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của bột chiết lá dâu ở chuột cống trắng đái tháo đường.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc lựa chọn liều bột chiết lá dâu trong nghiên cứu tiếp theo. Ở nước ta, lá dâu được sử dụng để nuôi tằm, một số bộ phận khác của cây dâu thường được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Đây là loại thảo dược không độc, được trồng nhiều, rẻ, phù hợp với đời sống kinh tế và nhu cầu chữa bệnh của người dân.
Đã có chiết xuất bột lá, rễ dâu bằng dung môi methanol tuy nhiên dùng dung môi ethanol rẻ hơn và ít độc hơn. Nghiên cứu tiến hành trên chuột cống trắng chủng Ratus norvegicus 3-4 tháng tuổi, cân nặng 150-200 gam; lá dâu thu thập tại tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh (tên khoa học là Morus alba L, thuộc họ Moraceae). Kết quả cho thấy, lá dâu khô được chiết xuất trong môi trường ethanol 805 cho hiệu suất là 12,5% bột chiết khô; bột chiết lá dâu liều 300mg/kg đường uống có tác dụng hạ glucose huyết ở chuột cống trắng gây rối loạn lipid và đái tháo đường ngay sau 2 giờ, mức hạ thấp nhất ở giờ thứ 4-8, tăng cao trở lại ở giờ thứ 10; bột chiết lá dâu liều 600mg/kg đường uống có tác dụng hạ glucose huyết ở chuột cống trắng gây rối loạn lipid và đái tháo đường ngay sau 2 giờ, mức hạ thấp nhất ở giờ thứ 4-10, tăng cao trở lại ở giờ thứ 12-14.
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 10/2007)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả